Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc Và Những Điều Cần Lưu Ý

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh việc sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa thì việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đã trở thành một phong tục không thể thiếu bởi thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng lâu đời của nước ta. Hầu hết mỗi gia đình đều có một bàn thờ để bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà cũng như gửi gắm mong ước gia đình mình sẽ gặp nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Ở mỗi vùng miền thì sẽ có cách bày trí bàn thờ trong ngày Tết khác nhau. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng hiểu rõ cách bày trí bàn thờ đúng phong thủy. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách trang trí bàn thờ Tết miền Bắc và lưu ý một số điều quan trọng.

Ý nghĩa cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Từ xa xưa, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nền văn hóa nước ta đã phát triển và được hun đúc trở thành bản sắc tinh hoa của dân tộc. Có thể nói miền Bắc là một trong những nơi phát triển rực rỡ của nền văn hóa đặc sắc dân tộc. Những nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, ma chay hay việc trang trí bàn thờ ngày Tết rất được chú trọng.

ban-tho-ngay-tet-mien-bac-1
Bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc phải thật chỉn chu và trang trọng

Mỗi khi Tết đến Xuân về, bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc hay các vùng miền khác được coi là nơi linh thiêng, trang trọng của mỗi gia đình. Vì vậy, cách bài trí bàn thờ đẹp chính là thể hiện đạo lý thiêng liêng, tốt đẹp uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam.

Những lễ vật cần có trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Để có thể bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc bạn cần phải chuẩn bị những thứ quan trọng dưới đây:

Mâm ngũ quả

Trong bày trí bàn thờ ngày Tết ở ba miền Bắc Trung Nam không thể thiếu mâm ngũ quả. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả riêng tùy theo phong tục và mục đích của mỗi gia đình. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường là bưởi, chuối, đào, hồng, quất. Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và hạnh phúc. Mỗi loại quả tượng trưng cho một lời chúc Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

ban-tho-ngay-tet-mien-bac-2
Mâm ngũ quả của người miền Bắc phải có đầy đủ ngũ hành biểu tượng cho sự sung túc, đầy đủ

Đồ trang trí bàn thờ

Đồ trang trí bàn thờ là những đồ vật không thể thiếu đối với bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Những đồ vật này cần được rửa sạch trước khi bày lên bàn thờ. Đối với người miền Bắc, những món đồ cần chuẩn bị đó là 2 cây nến hoặc 1 cây đèn dầu, sẽ đốt từ 30 Tết đến mùng 3 Tết. Bên cạnh là một lọ cắm hoa tươi đặt bên trái bàn thờ và một lọ cắm cây vàng cây bạc đặt phía bên phải.

ban-tho-ngay-tet-mien-bac-3
Bàn thờ Tết miền Bắc phải được sắp xếp theo trình tự nhất định

Bạn cần lưu ý là không nên cắm hoa ly vì hoa ly tượng trưng cho sự chia ly. Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm một vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã, một cành đào hoặc mai, chú ý nên chọn những cành có cả hoa và nụ vì nụ hoa tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Khi đặt trên bàn thờ, nụ hoa sẽ nở thành hoa báo hiệu năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió trong công việc. Bạn cũng có thể bày xung quanh bàn thờ bánh mứt và trầu cau cho đẹp mắt.

Mâm cơm cúng ngày Tết

Mâm cơm cúng cũng được coi là một thứ quan trọng và không thể thiếu trong ngày Tết. Mâm cơm cúng của người dân miền Bắc có phần khác biệt so với những vùng miền khác. Cụ thể là khi bày mâm cúng, người ta sẽ sự trên số bát để bày những món ăn sao cho có sự tương thích nhau ví dụ như gồm 4 bát 4 đĩa, 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Đây là các con số mang ý nghĩa phát tài, phát lộc và sự may mắn.

ban-tho-ngay-tet-mien-bac-4
Mâm cơm cúng ngày Tết phong phú đa dạng nhưng số lượng bát đĩa phải đúng chuẩn để mang lại nhiều tài lộc và may mắn đến với cả gia đình

Các món ăn truyền thống thường được làm lễ vật để cúng trên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết là miến nấu lòng gà, mọc, canh bóng thả, canh hầm chân giò hoặc hầm măng lưỡi lợn, bánh chưng, xôi, giò, dưa hành muối, nộm, nem rán, thịt gà luộc… Tuy nhiên, khi bày mâm cúng vào ngày 30 Tết và mùng Một tết thì gà luộc bắt buộc phải là gà trống.

Nguyên tắc cần chú ý khi bày biện bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Vì miền Bắc là cái nôi lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xa xưa nên cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ tỉ mỉ, cẩn thận và cầu kỳ hơn miền Trung và miền Nam. Bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường được trang trí vào những ngày cận Tết.

Thông thường, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm tức ngày Ông Táo về chầu trời, người Việt có phong tục dọn dẹp bàn thờ trước để chuẩn bị đón ông bà tổ tiên vào ngày này. Để bàn thờ trong nhà thêm ý nghĩa, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số nguyên tắc quan trọng mà bạn nên biết như sau:

  • Đầu tiên bao giờ cũng đặt một bát hương lớn ở chính giữa bàn thờ và tiếp đến là đặt hai bát hương nhỏ ở hai bên sao cho tạo thành tư thế tam tài.
  • Hai cây đèn dầu hoặc nến sẽ đặt ở vị trí ngoài cùng để tượng trưng cho ý nghĩa mặt trăng ở bên phải và mặt trời ở bên trái. Tương tự như vậy, bạn sẽ đặt hai lọ hoa cúng ở hai bên bàn thờ để tạo sự cân bằng.
  • Ngoài ra, khi bài trí bàn thờ bạn nên chuẩn bị 3 chén nước, 3 chén rượu cùng với 1 bầu rượu nhỏ. Người miền Bắc thường dùng nhang vòng đốt liên tục trong dịp Tết vì nó có mùi thơm dễ chịu.
  • Ở một số gia đình khác lại có phong tục như đặt hai cây mía cao, nhiều lá với mục đích mang lại cảm giác sum suê, đầy đủ cho bàn thờ.
ban-tho-ngay-tet-mien-bac-5
Miền Bắc – Cái nôi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam ta

Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Cũng giống như miền Trung và miền Nam, việc bày mâm ngũ quả hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, người miền Bắc thường sẽ bày các loại quả như: Bưởi, chuối, quất, đào, hồng. Mâm ngũ quả là tượng trưng cho ngũ hành trong dân gian đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vì vậy, trong mâm ngũ quả bắt buộc phải có đầy đủ 5 màu sắc. Những loại quả này sẽ thể hiện ước vọng hạnh phúc trọn vẹn và là sự hội tụ những gì tinh túy nhất, may mắn nhất. Để mâm ngũ quả ngày Tết được bắt mắt thì bạn hãy tham khảo gợi ý dưới đây nhé:

  • Ý nghĩa của nải chuối giống như bàn tay của các vị thần dang rộng ra với hy vọng sẽ mang lại sự ưu ái, che chở và giúp đỡ cho gia đình. Vì vậy, hãy chọn một nải chuối xanh, quả nào cũng còn hoa ở phần đầu thì càng tốt bởi hoa tượng trưng cho sự nở rộ của mùa xuân.
  • Ở giữa nải chuối, bạn sẽ đặt một quả phật thủ hoặc một quả bưởi để tượng trưng cho sự đủ đầy và viên mãn cho một năm tới.
  • Đối với những loại quả còn lại, bạn tiếp tục xếp xen kẽ chúng để tạo thành phần chóp với bố cục và màu sắc hài hòa, đẹp mắt là được. Quả sung và quả quất tượng trưng cho việc mang lại nhiều tài lộc và sự sung túc. Táo tượng trưng cho phú quý ấm no, lựu tượng trưng cho sự sum vầy, ấm cúng của các thế hệ con cháu trong gia đình. Quả thanh long ruột đỏ tượng trưng cho sự phú quý, may mắn, và thịnh vượng. Đu đủ có ý nghĩa mang lại sự ấm no và bình an cho cả năm.
  • Bạn nên chuẩn bị các loại quả trong mâm ngũ quả theo số lẻ, ví dụ như 3, 5, 7, 9 để hợp với phong thủy và mang lại sự may mắn. Và vì gọi là mâm ngũ quả nên hãy lưu ý là mua đủ 5 loại quả thôi bạn nhé.
ban-tho-ngay-tet-mien-bac-6
Hướng dẫn cách sắp xếp mâm ngũ quả để lên bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc

Ý nghĩa của một số loại hoa trang trí trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Khi trang trí lọ hoa cúng trên bàn thờ, bạn có thể sử dụng một số loại hoa dưới đây:

  • Hoa đào, hoa mai: Giúp mang lại luồng sinh khí mới mẻ cho cả gia đình bạn.
  • Hoa cúc: Tượng trưng cho sự may mắn, mang lại cả phúc – lộc – thọ.
  • Hoa lan: Tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, sạch sẽ, không nhiễm những thứ uế khí ở dân gian thông thường.
  • Hoa đồng tiền: Mang ý nghĩa phát tài phát lộc cho cả nhà vào năm mới và còn tượng trưng cho sự may mắn và tuổi thọ lâu dài.
ban-tho-ngay-tet-mien-bac-7
Trang trí hoa cúc trên bàn thờ Tết miền Bắc tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc

Một số lưu ý quan trọng khi bài trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc:

  • Bạn không nên đặt bàn thờ nằm ở vị trí đối diện giường ngủ và nhà bếp.
  • Bát hương cần phải được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và tuyệt đối không được dịch chuyển bởi bát hương được cho là nơi quan trọng lưu giữ những giá trị tâm linh, linh thiêng.
  • Bát hương được sử dụng phổ biến là bát hương được làm từ gốm hoặc sứ. Bạn cần tránh sử dụng bát hương làm từ đá hoa cương.
  • Khi trang trí bàn thờ thì bạn phải sử dụng hoa tươi và tuyệt đối không sử dụng hoa giả hay hoa nhựa. Hoa tươi nên được cắt tỉa thật gọn rồi mới cắm vào lọ. Bạn nên sử dụng hoa đào, hoa lay ơn, hoa huệ, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng… tránh những loại hoa có mùi hương hơi nặng hoặc có nhiều sát khí như mẫu đơn, hoa nhài, cúc vạn thọ, râm bụt, hoa ly…
ban-tho-ngay-tet-mien-bac-8
Những lưu ý quan trọng khi trang trí bàn thờ Tết của người miền Bắc
  • Khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần tránh mặc đồ hở hang, nên mặc những bộ quần áo có cổ, có tay và không được ngắn trên đầu gối để thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất.
  • Khi lau dọn bàn thờ thì nên dùng khăn và chổi quét bàn thờ riêng. Bạn nên dùng nước ấm để lau rửa bài vị, tốt nhất là dùng nước mưa đun sôi để ấm nếu có thể vì theo quan niệm dân gian thì nước mưa là tinh tuý từ trời ban xuống.
  • Nếu gia đình bạn thờ Phật thì hãy lau dọn bàn thờ Phật trước rồi mới đến bàn thờ tổ tiên nếu không sẽ phạm tội bất kính đối với thánh thần.

Trên đây là một số những chia sẻ hữu ích của chúng tôi về việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc và lưu ý một số điều cần tránh. Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách trang trí bàn thờ ngày Tết đúng cách, đúng phong thủy và giúp cho không gian của nhà mình thêm ấm cúng và trang trọng hơn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời