Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men

Gạch bông và gạch men là hai trong số các vật liệu trang trí nội thất nhà đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Cùng là vật liệu trang trí có công dụng ốp tường, lát sàn nhà như nhau nhưng giữa chúng có những đặc trưng riêng khó trộn lẫn.

Trong số các vật liệu trang trí nội thất nhà đẹp hiện đại, gạch men đang chiếm ưu thế so với gạch bông. “Sinh sau đẻ muộn” đặc biệt dưới công nghệ sản xuất tiên tiến nên gạch men có nhiều ưu điểm vượt trội hơn gạch bông cũng là điều dễ hiểu. Dù khá im ắng trong những năm qua nhưng hiện nay, gạch bông đang có xu hướng quay trở lại trong thiết kế nội thất nhà ở. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để xem đâu là sự khác biệt cơ bản giữa hai loại vật liệu trang trí được nhiều gia đình Việt ưu ái lựa chọn nhé.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (1)

Gạch bông với hoa văn cổ điển đang dần trở lại “đường đua” với các vật liệu trang trí nội thất nhà khác. 

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (2)

Gạch men là loại vật liệu trang trí được ưa chuộng nhất hiện nay. (Ảnh: vuongdesign)

Về khái niệm

Gạch bông (cement tile hoặc encaustic cement tile) là tên gọi người Việt dùng để chỉ loại gạch lát nền có hoa văn trang trí tuyệt đẹp. Chúng được làm ra bằng bàn tay tài hoa của các thợ thủ công lành nghề dưới sự hỗ trợ của chiếc máy nén thủy lực. Gạch bông được đánh giá là loại vật liệu giàu tính thẩm mỹ và có tuổi thọ cực kỳ cao.

Gạch men (glazed tile) là tên gọi của loại vật liệu bao gồm lớp men phủ trên bề mặt phần xương của viên gạch. Lớp phủ men này có thể nhám, xù xì hoặc mờ hoặc bóng tùy thuộc vào thiết kế cũng như yêu cầu của từng nhà sản xuất. Khác với gạch bông, quy trình sản xuất gạch men diễn ra dựa vào máy móc công nghiệp là chủ yếu.

Thời điểm ra đời

Gạch bông là loại vật liệu trang trí được làm thủ công và có tuổi đời lớn hơn so với gạch men. Xuất hiện đầu tiên từ thế kỷ XIX ở nước Pháp, gạch bông bắt đầu phổ biến ở châu Âu, rồi lan rộng sang các nước châu Mỹ Latinh. Cơn lốc gạch bông thổi vào khu vực châu Á và Việt Nam hiển nhiên cũng không nằm ngoài cơn lốc đó.

Gạch bông được mệnh danh là nữ hoàng vật liệu trang trí thời bấy giờ bởi nhiều ưu điểm. Được sản xuất gần như thủ công, gạch bông không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho môi trường nên được xem là vật liệu thân thiện. Tuổi thọ của sản phẩm này cũng được xếp vào loại cao. Điều này có thể khẳng định chắc nịch. Và bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng được khi mà còn vô số công trình kiến trúc như lâu đài, cung điện, đèn đài miếu mạo sử dụng gạch bông tồn tại cho đến ngày nay.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (3)

Gạch bông đã từng tạo ra cơn sốt chưa từng có trong lĩnh vực trang trí nội thất.

Màu sắc và hoa văn rực rỡ của gạch bông chính là điều kiện tiên quyết giúp gạch bông lấy lòng người người nhà nhà từ Âu sang Á. Sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc cũng như hoa văn trang trí trên từng viên gạch được làm thủ công khiến gạch bông trở nên độc nhất vô nhị.

Sang đến cuối thế kỷ XX, vào khoảng thập niên cuối 1990, gạch men mới ra đời và có cuộc thay ngôi ngoạn mục. Gạch bông dần bị thất sủng sau một thời gian dài tiếm ngôi vương. Gạch men ra đời sau khi mà công nghệ sản xuất gạch đã có nhiều bước tiến, thành tựu về máy móc đã giúp con người nhàn nhã hơn trong các công đoạn làm nên một viên gạch men.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (4)

Ra đời muộn hơn, gạch men dần chiếm ưu thế so với gạch bông truyền thống. 

Không còn phải mất hàng giờ vào việc sản xuất gạch bông, với sự trợ giúp đắc lực của máy móc tân tiến, hàng lô lốc gạch men được ra đời nhanh chóng, chính xác đến từng chi tiết.

Ngay từ thời điểm ra đời của hai loại vật liệu trang trí này đã có sự khác biệt. Chính nhờ sự khác biệt về thời điểm đó mà mỗi loại gạch sở hữu những đặc điểm không trộn lẫn.

Đặc trưng về độ chịu lực, khả năng hút nước

Gạch bông với cấu tạo là xi măng có hoa văn đa dạng màu sắc và mẫu mã. Còn gạch men là loại gạch sở hữu lớp men phủ bề mặt phần xương của viên gạch. Tùy vào thiết kế mà lớp men phủ đó có thể nhám, xù xì, bóng hay mờ. Vì lẽ đó mà người ta chia gạch men thành hai loại: gạch men bóng và gạch men mờ.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (5)

Đặc trưng về hoa văn của gạch bông không trộn lẫn với bất kỳ loại vật liệu trang trí nào khác

Gạch men (ceramic) cấu tạo gồm 70% đất sét, 30% tràng thạch được nung ở nhiệt độ 1.100 độ C; có độ chịu lực  cao tuy nhiên khả năng hút nước của loại vật liệu này lại khá thấp (tiêu chuẩn C =3-6%). Gạch men được biết đến là vật liệu có khả năng chống trơn, chống mài mòn.

Nguyên vật liệu cơ bản để làm nên một viên gạch bông là xi măng, bột đá tự nhiên, bột màu. Thì vào độ mác của xi măng tạo gạch bông mà cho độ cứng khác nhau. Tuy nhiên thông thường gạch bông đều được sử dụng xi măng mác cao để tạo thành, do đó gạch hoàn thiện có độ chịu lực rất cao. Gạch bông hiện nay đa số đều được xử lý chống thấm nên độ chống thấm gạch bông tương đối cao.

Về công dụng

Tương tự gạch bông, 2 chức năng chính là gạch men là lát sàn và ốp tường. Ngoài ra, gạch men còn được sử dụng nhiều trong ốp cầu thang, lối đi hay hồ bơi.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (6)

Gạch men chủ yếu được sử dụng nhiều trong lát sàn, ốp tường các khu vực chức năng trong ngôi nhà. Ngoài ra, nó còn được dùng để ốp cầu thang, đảo bếp, … (Ảnh: tanphongcorp)

Công dụng của gạch bông không nằm ngoài việc dùng lát sàn, ốp tường. Nhưng ngoài ra, trong thời hiện đại, gạch bông còn được dùng cho thiết kế ngoại thất, sân vườn, hành lang.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa gạch bông và gạch men - Nhà Đẹp Số (7)

Gạch bông có công dụng đa dạng hơn gạch men. Chúng được sử dụng để trang trí ngoại thất, sân vườn tạo điểm nhấn cho không gian sống. (Ảnh: newlandjsc)

(Tổng hợp)

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời