Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Đẹp Và Những Điều Nên Tránh

Tết là một ngày lễ quan trọng và lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là thời điểm để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới đầy phấn khởi. Vào mỗi dịp năm mới ngoài việc dọn dẹp nhà cửa thì việc mà mọi gia đình đều phải chú trọng đó chính là trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết. Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc trang trí không thể qua loa đại khái được. Đừng quá lo lắng, Nhadepso sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp và những đại kỵ cần tránh để giúp ngày Tết nhà bạn thêm phần vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về chính là lúc mà mỗi gia đình đều tất bật cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Trong đó, nơi đặt bàn thờ gia tiên cần phải được chú trọng hơn cả. Việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ và ngày Tết chính là thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Con cháu không chỉ đón Tết mà bàn thờ còn thể hiện cho sự đủ đầy của một gia đình. Hướng khói được thắp lên bàn thờ giúp tưởng nhớ và đón tổ tiên trở về để cùng con cháu đón Tết trọn vẹn và sum vầy.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-1
Dọn dẹp và trang trí bàn thờ và ngày Tết chính là thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên

Nên trang trí bàn thờ gia tiên vào thời gian nào?

Theo quan niệm văn hóa của người Việt Nam, nhiều người cho rằng dọn dẹp nhà đón Tết nên thực hiện vào tuần cuối cùng của năm để đưa ông Táo về Trời và chuẩn bị đón tổ tiên về nhà đón Tết cùng gia đình. Thường trong khoảng thời gian từ 23 đến 29 Tết, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn lại bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả để mời ông bà tổ tiên về chung vui với con cháu vào mỗi dịp đầu năm mới.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-2
Nên lau dọn bàn thờ, sửa soạn mâm ngũ quả trong khoảng thời gian từ 23 đến 29 Tết

Những vật phẩm cần chuẩn bị để trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc bày biện cũng như là trang trí bàn thờ ngày Tết phải đúng thì mới có thể tránh được những điều kiêng kỵ không đáng có. Vậy trên bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết cần phải có những thứ gì?

  • Bát hương: Đây là vật quan trọng và linh thiêng nhất vì đây là nơi để chúng ta thắp lên những nén hương tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
  • Lư hương: Là vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết bởi vì đây là vật thể hiện sự linh thiêng và quan trọng khi thực hiện nghi lễ thờ cúng.
  • Đèn dầu hoặc chân nến: Trên bàn thờ thường có hai đèn dầu hoặc chân nến đặt ở hai bên bàn thờ có ý nghĩa tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Thể hiện sự soi sáng, xua đuổi những điều tối tăm và chỉ mang đến những điều may mắn.
  • Đài thờ và chóe thờ: Đây là vật đại diện cho sự hòa thuận, sung túc của anh em trong gia đình. Thường sẽ có 3 lọ để đựng muối, gạo và rượu.
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-3
Bộ đồ thờ âu lạc men rạn cổ
  • Lọ hoa: Lọ hoa cúng Tết là thứ không thể thiếu khi trang trí bàn thờ ngày Tết. Vậy nên việc chuẩn bị lo hoa là điều không thể thiếu. Bạn có thể đặt hai lọ hoa lên bàn thờ thể hiện sự no đủ tròn đầy.
  • Mâm hoa quả: Theo quan niệm người xưa thì mâm ngũ quả phải bao gồm 5 loại quả ứng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với hy vọng mang đến sự sung túc, no đủ, hòa thuận và bao bọc của vạn vật.
  • Bát cơm và đũa thờ: Thường thì những vật này sẽ dùng cho việc cúng kiếng của con cháu vào mỗi mùng 1, 2, 3 và mùng 7 theo từng quan niệm của mối gia đình. Bát cơm và đũa thể hiện sự gắn kết và ấm no như bữa cơm trong gia đình vào ngày Tết.

Nên lưu ý rằng hương thờ ngày Tết thường dùng hương vòng để tiện cho việc đốt liên lục, hoa thì nên chọn loại tươi đẹp để có thể giữ được độ tươi trong vài ngày. Hạn chế dùng hoa giả khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Những thứ cần có trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam lại có những đặc trưng riêng trong việc bài trang trí ban thờ ngày Tết. Trong đó những thứ cần thiết cần có trên bàn thờ gia tiên cả 2 miền chính là đèn, hương và hoa quả. Tuy nhiên, theo quan niệm của từng vùng miền nên ở miền Bắc có đôi chút khác biệt so với miền Nam.

Mâm ngũ của của người miền Bắc không thể thiếu được chuối và bưởi, bởi chuối và bưởi mang ý nghĩa nâng đỡ những loại quả khác. Chuối tượng trưng cho sự bình an và đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Bưởi thể hiện sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ngoài hai loại này ra thì bạn có thể bày trí thêm cho mâm ngũ quả phong phú đa dạng và đẹp mắt hơn.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-4
Mâm ngũ quả của người miền Bắc không thể thiếu chuối và bưởi

Mâm cơm cúng gia tiên thì phải chuẩn bị đầy đủ với bốn bát, bốn đĩa và được xếp theo hình thức tứ trụ đại diện cho bốn phương như bốn mùa trong năm. Món ăn thường sẽ có giò, thịt gà, canh, bánh chưng…

Những thứ cần có khi trang trí bàn thờ Tết miền Nam

Đối với người dân miền Nam thì mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ gia tiên ngày Tết cũng khác so với người miền Bắc đó chính là kiêng đặt chuối và cam bởi người miền Nam cho rằng đây là điềm xui, khổ cực. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có dừa, đu đủ, xoài, sung… tất cả đều thể hiện sự sung túc và đem lại những điều tốt lành đến cho gia chủ.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-5
Mâm ngũ quả của người miền Nam với các loại trái “Cầu sung dừa đủ xoài”

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam thường có những món ăn đặc trưng như: thịt kho hột vịt, củ kiệu, bánh tét, mướp đắng nhồi thịt… Mỗi món ăn đều ứng theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp và những đại kỵ cần tránh

Việc bày biện bàn thờ là một điều rất quan trọng nên để có thể đón được một cái Tết an yên, ấm no và hạnh phúc thì bạn phải biết cách trang trí cũng như tránh những đại kỵ không cần thiết:

Hạ bàn thờ ngày Tết

Trong văn hóa người Việt thì bàn thờ là nơi thiêng liêng, tôn kính và đây cũng là nơi mà tổ tiên trong gia đình cư ngự nên việc giữ gìn cũng như hạ bàn thờ vào ngày Tết phải đúng cách để tránh những điềm xui vào năm sau.

Đầu tiên, hạ các đồ mình cần lau dọn xuống. Nên để lại bát hương lại còn không thì hãy cẩn thận khi lau dọn bát hương. Bạn nên lưu ý rằng việc lau dọn và thay chân hương sẽ được tiến hành riêng nhé. Sau đó chuẩn bị bàn cao và to để hạ đồ thờ cúng như là bài vị, di ảnh, bình hoa… Lưu ý rằng cần phù vải hoặc giấy đỏ lên bàn trước khi hạ đồ thờ cúng xuống.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-6
Hạ bàn thờ để lau dọn cẩn thận sạch sẽ

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ ngày Tết

Nếu ngày thường bạn cảm thấy bàn thờ bẩn có thể lau dọn hoặc đến ngày đặc biệt thì lau trước đó một ngày nhưng đối với dịp lễ Tết thì bạn cần phải thực hiện thật chỉn chu thường được gọi là bao sái. Có hai thời điểm bao sái là ngày đưa ông Táo và trền và ngày rước ông Táo về. Phải dọn dẹp trước đêm giao thừa vì đầu năm không được quét dọn. Bởi vì ông bà ra sợ quét nhà ngày Tết sẽ quét hết đi mọi tài lộc ra khỏi nhà. Việc lựa chọn 2 ngày này khá phù hợp vì những lúc đó Táo quân vắng mặt nên nếu lau dọn xê dịch bàn thờ sẽ không bị mào phạm.

Việc lau dọn bàn thờ ngày Tết rất quan trọng và người lau dọn phải là gia chủ hoặc người trong nhà. Người này không được để bị thương, nếu là con gái thì phải sạch sẽ, không trong kỳ kinh nghiệt và tuyệt đối không nhờ người ngoài giúp đỡ. Gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-7
Phải là gia chủ lau dọn bàn thờ không được nhờ người ngoài

Trước khi lau dọn phải mở rộng cửa, chuẩn bị khăn sạch, vận dụng lau phải là đồ dùng riêng. Dùng rượu trắng pha loãng với nước và gừng để lau dọn bàn thờ. Đối với những gia đình có tượng Phật thì không nên dùng rượu mà thay vào đó là dùng nước ấm để lau sạch.

Cần chuẩn bị một chiếc bàn ở trên có phù vải hoặc giấy đỏ đặt bài vị. Nếu có cả bài vị gia tiên và bài vị thần kinh thì phải đặt riêng. Trước khi dọn bàn thờ tổ tiên bạn phải chuẩn bị hoa quả đặt lên thắp nén nhang thông báo xin phép dọn dẹp. Khi nào hương cháy hết mới tiến hành dọn dẹp.

Hướng dẫn cách bày trí bàn thờ ngày Tết

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc

Trong cách trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc thường để lộ hai cây đèn ra ngoài và đặt lọ hoa vào bên trong để giúp tăng thêm phần sinh khi cho bàn thờ. Vì đèn giúp mang đến nguồn năng lượng ấm, xua đuổi được mọi tà khí.

Đồ cúng không được thiếu 3 chén rượu, 3 chén nước, hương và hoa tươi. Đối với cách sắp xếp mâm ngũ quả của miền Bắc thì thường sẽ xếp xen kẽ từng loại quả với nhau để tạo được nét hài hòa, cân đối và đặc biệt là hợp phong thủy.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-8
Cách bày trí bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc

Cách bày trí bàn thờ ngày Tết đẹp ở miền Nam

Ở miền Nam nổi tiếng bởi sự mộc mạc, phóng khoáng và thân thiện nên khi trang trí bàn thờ ngày Tết cũng khá đơn giản chỉ cần: bộ lư, bình hoa, bát hương, chét nước. Vật phẩm thờ cúng thường là đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngự long quy, bát nhang, mâm hoa, lọ hoa, kỷ chén và tùy vào từng điều kiện gia đình sẽ có thêm bớt một vài vật phẩm khác nhau.

Trong ngày Tết ở miền Nam thường sẽ trưng bày các loại hoa như hoa lay ơn, còn đối với mâm ngũ quả thì sẽ chọn những loại quả có ý nghĩa nhất định để giúp gia đình thêm sung túc và dồi dào sức khỏe.

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-9
Trang trí bàn thờ ngày Tết của người miền Nam

Những điều cần tránh khi trang trí bàn thờ Tết

Ngoài việc trang trí bàn thờ Tết đẹp thì luôn có những điều kiêng kỵ cần tránh sau đây mọi người cần chú ý:

  • Gia chủ phải lau dọn bàn thờ bởi đây là người đại diện cho gia đình, chăm lo hương khói cho tổ tiên.
  • Không nên làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ đặc biệt là bát hương. Bởi vì đây là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình nên sau khi lau dọn không nên xê dịch bát hương quá nhiều.
  • Nên lựa chọn vật liệu làm bát hương bằng sứ thay vì các vật liệu khác. Đây là vật liệu có thể chịu được nhiệt mà rất bền. Tốt nhất nên chọn bát hương đồng để mang đến sự trang trọng và tôn kính.
  • Phải cắm hoa tươi cho bàn thờ ngày Tết, nên chọn những loại hoa thích hợp. Không nên cắm hoa ly, phong lan, hoa nhài… bởi vì đây là những loài hoa không tốt cho sức khỏe cũng như sự nghiệp của gia chủ.

Chia sẻ một số mẫu trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, đơn giản

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-10
Trang trí bàn thờ ngày Tết sang trọng gọn gàng
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-11
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên không được để chung một chỗ
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-12
Bàn thờ gia tiên vào dịp lễ Tết được bày biện đầy đủ và kỹ lưỡng
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-13
Trang trí bàn thờ ngày Tết theo phong cách hiện đại
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-14
Trang trí bàn thờ ngày Tết theo kiểu truyền thống miền Bắc hồi xưa
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-15
Bàn thờ Tết đơn giản nhưng vẫn đầy đủ
trang-tri-ban-tho-ngay-tet-16
Bàn thờ ngày Tết đầy đủ và sang trọng

Trên đây là những cách trang trí bàn thờ ngày Tết tại hai miền Nam Bắc. Hy vọng với bài viết trên của Nhadepso có thể giúp bạn biết thêm cách trang trí bàn thờ gia tiền nhà mình vào dịp Tết đơn giản mà đẹp. Mong rằng với những điều kiêng kỵ cần tránh khi trang trí lại bàn thờ ngày Tết bạn có thể tránh phạm phải những lỗi đó. Đừng quên liên hệ ngay với Nhadepso để có được bầu không khí Tết vui vẻ và ấm áp bên người thân và bạn bè nhé.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời