Giấy phép xây dựng: Thủ tục & điều kiện cấp phép 2021

Bạn đang có dự định xây dựng công trình nhưng chưa nắm được thủ tục xin giấy phép xây dựng gồm những gì? Điều kiện cấp phép ra sao? chi phí bao nhiêu? Nhadepso sẽ hướng dẫn để bạn nắm rõ nhất nên chuẩn bị những gì khi xin giấy phép xây dựng.

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. (Theo điều 3 khoản 17 Bộ Luật Xây dựng ban hành năm 2014)

Mẫu giấy phép xây dựng công trình nhà phố
Mẫu giấy phép xây dựng công trình nhà phố

Như vậy, giấy phép xây dựng cũng chính là công cụ để xác định người dân liệu có xây dựng theo đúng quy hoạch hay không. Nhờ đó giúp Nhà nước quản lý hiệu quả tình hình xây dựng trên địa bàn.

Đối tượng nào được miễn xin giấy phép xây dựng?

Tùy theo từng quy định của mỗi quốc gia mà các đối tượng được miễn xin giấy phép xây dựng cũng khá riêng biệt. Cụ thể, theo điều 62 Luật xây dựng Việt Nam có nêu rõ:

  • Những công trình bí mật thuộc Nhà Nước và xây theo lệnh khẩn cấp.
  • Công trình theo tuyến không đi qua đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công trình thuộc dự án khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất, công nghệ cao và khu nhà ở được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
  • Công trình kỹ thuật quy mô nhỏ ở vùng sâu, vùng xa.
  • Nhà ở dân cư ở vùng sâu vùng xa.
  • Công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực vốn có.
  • Công trình đã được Thủ Tướng Chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ Trưởng các cấp và Chủ tịch ủy ban các cấp phê duyệt.

Ngoài các trường hợp trên thì tất cả các trường hợp khác đều phải xin giấy phép khi muốn xây dựng công trình.

Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng là gì?

Để được cấp giấy phép xây dựng, công trình của bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết đã duyệt
  • Đáp ứng quy định về chỉ giới đường đỏ, cũng như chỉ giới xây dựng thiết kế đô thị và đảm bảo yêu cầu an toàn cho các công trình xung quanh.
  • Đảm bảo mật độ xây dựng đối với công trình nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
  • Công trình sửa chữa cải tạo, không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu và khoảng cách, yếu tố cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.
  • Công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt phải có tầng hầm hoặc có yêu cầu thiết kế tầng hầm riêng.
  • Đáp ứng khoảng cách an toàn nhất định nếu xây dựng công trình vệ sinh, chứa hóa chất độc hại.
  • Xây dựng, cải tạo đường phố thì phải có hệ thống tuy nen ngầm để đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, cốt xây dựng mặt đường cũng phải tuân theo thiết kế quy hoạch đô thị.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng gồm những gì?

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cần đầy đủ hồ sơ
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cần đầy đủ hồ sơ

Thủ tục xin giấy phép xây dựng cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng đầy đủ như sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo form sẵn).
  • Bản vẽ thiết kế công trình
  • Giấy tờ quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật (có thể là sổ đỏ hoặc sổ hồng).
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Giấy tự cam kết phá dỡ công trình theo quy định Nhà nước

Trường hợp cần gia hạn giấy phép xây dựng thì chúng ta nên bổ sung các giấy tờ sau:

  • Tờ đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng
  • Bản gốc giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó.

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD).

+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản trích lục khu đất) có công chứng

+ Mặt bằng vị trí lô đất và mặt bằng định vị công trình

+ Bản vẽ hiện trạng nhà cũ (nếu có)

+ Phần hồ sơ kiến trúc (mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, các mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh)

+ Phần hồ sơ cấu tạo (chi tiết hàng rào, ban công, ô văng, logia,…)

+ Phần hồ sơ kỹ thuật (mặt bằng móng, mặt cắt móng, mặt bằng cấp thoát nước, cấp điện,…) – Thuyết minh về phương án thi công.

Trình tự xin giấy phép xây dựng như thế nào?

Trình tự xin phép xây dựng
Trình tự xin phép xây dựng – Ảnh minh họa

Các bước trong trình tự xin giấy phép xây dựng bao gồm như sau:

Bước 1: Nộp 1 bản hồ sơ đầy đủ cho UBND Cấp Huyện

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, UBND Cấp Huyện sẽ xem xét các giấy tờ hợp lệ đủ hay chưa. Nếu chưa đủ thì sẽ yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm.

Còn nếu đã đủ thì sẽ viết giấy biên nhận và trả về cho người sử dụng đất. Trường hợp khác cần phải xem xét thêm thì họ sẽ gửi hồ sơ lên các cấp có thẩm quyền xem xét lại và báo cho người sử dụng đất biết.

Bước 3: Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nộp lệ phí theo thời gian ghi trên giấy hẹn. Khi đã hoàn tất các bước, giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu sẽ được cấp theo quy định Nhà nước.

Lưu ý:

– Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, kiểm tra thực địa và xác định các giấy tờ còn thiếu hoặc cần chỉnh sửa để thông báo cho chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh.

– Nếu vẫn chưa đáp ứng đủ yều cầu thì cơ quan cấp phép thông báo và hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Nếu sau 02 lần mà hồ sơ vẫn chưa đúng điều kiện thì có thể xem xét việc không cấp giấy phép xây dựng

– Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.

+ Chủ đầu tư căn cứ thời gian ghi trong giấy hẹn để đến nhận hồ sơ và nộp lệ phí, giấy phép xây dựng có hiệu lực 01 năm và có thể xin gia hạn 06 tháng.

+ Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng nhà phố không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp phép.

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Như vậy, sau khoảng 15 ngày xem xét thì người sử dụng đất sẽ được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị. Và 10 ngày đối với xin giấy phép xây nhà ở nông thôn.

Còn về thời hạn của giấy phép xây dựng Luật đất đai cũng nêu rõ đó là trong khoảng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép.

Giấy phép xây dựng có thời hạn trong vòng 12 tháng
Giấy phép xây dựng có thời hạn trong vòng 12 tháng

Trường hợp nếu cá nhân, tổ chức chưa khởi công xây dựng trong thời hạn 12 tháng này thì phải xin gia hạn trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn.

Ngoài ra, mỗi cá nhân chỉ được xin gia hạn 1 lần duy nhất. Nếu quá thời gian trên công trình vẫn chưa xây dựng thì phải làm thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng mới.

Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền?

Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền cũng là vấn đề thu hút quan tâm của nhiều người. Thực tế, tùy thuộc vào từng loại công trình mà mức lệ phí cũng khác nhau đôi chút.

  • Với nhà ở riêng lẻ lệ phí là 50.000 đồng/ 1 giấy phép xây dựng
  • Công trình khác là 100.000 đồng/ 1 giấy phép xây dựng
  • Gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000 đồng/ 1 giấy phép

Ngoài ra, mức thu này còn ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng tỉnh thành.

– Mức thu lệ phí đối với Nhà ở riêng lẻ:

  • Hà Nội là 75.000 đồng/ giấy phép.
  • TPHCM là 50.000 đồng/ 1 giấy phép.
  • Đà Nẵng là 50.000 đồng/ 1 giấy phép.

– Mức thu lệ phí với công trình khác:

  • Hà Nội là 150.000 đồn/ giấy phép.
  • TPHCM là 100.000 đồng/ 1 giấy phép.
  • Đà Nẵng là 100.000 đồng/ 1 giấy phép.

Bên cạnh đó, lệ phí xây dựng đối với nhà ở còn được tính theo phần trăm trên kinh phí xây dựng nhưng không bao gồm thiết bị. Chi tiết cụ thể hơn bạn nên nhờ tới các Công ty Luật hoặc dịch vụ xin giấy phép xây dựng uy tín để được giải đáp tường tận nhất nhé.

Xem thêm về giấy phép xây dựng tại đây

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng ở đâu uy tín?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng vốn không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không có nhiều thời gian bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của những đơn vị xin giấy phép xây dựng uy tín.

Hãy trình bày cụ thể trường hợp của bạn để nhận được sự tư vấn tận tình và chính xác nhất nhé.

Dưới đây là các tiêu chí để chọn được đơn vị xin giấy phép xây dựng uy tín:

  1. Công ty xây dựng uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong ngành: Đây chính là bảo chứng chắc chắn nhất về khả năng xin được giấy phép nhanh và đúng thủ tục. Với kinh nghiệm lâu năm họ sẽ biết các bước chuẩn bị như thế nào, hồ sơ cần những gì và quy trình cụ thể nhất.
  2. Cam kết về thời gian xin giấy phép: Để thuận lợi cho việc xây dựng công trình bạn nên có sự cam kết với đơn vị xin giấy phép về thời gian sẽ được cấp giấy phép. Nếu mọi thứ càng minh bạch, rõ ràng thì quyền lợi của bạn càng được đảm bảo.
  3. Mức phí dịch vụ: Hiện nay mỗi Công ty dịch vụ xin giấy phép xây dựng sẽ quy định một mức phí khác nhau, chênh lệch cũng tương đối nhiều. Tuy nhiên, kinh nghiệm là bạn đừng nên vội vàng chọn đơn vị giá rẻ. Hãy tìm hiểu kỹ các yếu tố khác như khả năng xin giấy phép của công ty đó, thâm niên của họ bao lâu, cam kết như thế nào. Sau khi tổng hợp các yếu tố rồi bạn mới cân nhắc đến giá cả nhé.
  4. Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng: Thường thì những đơn vị uy tín sẽ có dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tốt tương ứng. Khi làm việc với các đơn vị này bạn sẽ được giải đáp trọn vẹn mọi thắc mắc. Đồng thời dễ dàng liên hệ xử lý khi có bất kỳ sự cố phát sinh nào xảy ra.

Như vậy, với các thông tin chia sẻ trên đây hy vọng rằng đã giúp bạn giải đáp tất tật thắc mắc về việc xin giấy phép xây dựng. Ngoài ra, với mỗi loại công trình sẽ yêu cầu các thủ tục và trình tự khác nhau. Để nắm rõ hơn tốt nhất bạn hãy liên hệ các đơn vị xin giấy phép xây dựng uy tín để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Xem thêm :

Rate this post

Trả lời