Đá Trầm Tích là gì? Có mấy loại đá trầm tích

Giới thiệu về Đá Trầm Tích

Đá trầm tích là loại đá có nhiều ứng dụng trong đời sống như kiến trúc, năng lượng. Bởi vì dễ dàng khai thác, chúng có giá thành rẻ nhất trong các loại đá có mặt trên thị trường. 

Đá trầm tích là loại đá có giá thành rẻ

 

Nhìn chung, đá trầm tích có thể được sử dụng để chống chịu lực trong các công trình như làm cột, ốp tường và lợp mái, hoặc có thể dùng để trang trí như làm hòn non bộ, sofa đá kiểng và khối đá cảnh.

Đá trầm tích là gì?

Với tên gốc từ tiếng Latinh là Sedimentum, đá trầm tích có ý nghĩa là sự lắng đọng. Đây là loại đá dù chỉ giữ 5% trọng lượng quả địa cầu nhưng lại chiếm tới 75% bề mặt trái đất. Cùng với đá mắc-ma và đá biến chất, đá trầm tích là một trong ba loại nhóm đá chính theo các nhà địa lý học kết luận. 

Đá trầm tích được hình thành chủ yếu qua quá trình biến đổi trên bề mặt của lớp vỏ trái đất, khi các tác nhân địa chất bên ngoài như nước, băng và gió dịch chuyển. 

Chúng được hình thành qua thời gian rất lâu

Quá trình này sẽ phá vỡ các tảng đá bình thường tự nhiên, mang theo các trầm tích và chúng được lắng đọng tại những bể trầm tích. Trải qua thời gian hàng tỷ năm, các bể trầm tích này chịu áp lực, bị biến đổi và hình thành nên các khối đá trầm tích do tác động của các chất keo thiên nhiên.

Do có mặt tại hầu hết bề mặt trái đất, đá trầm tích có thể dễ dàng được khai thác vì chúng thường được hình thành ở bờ sông, đáy biển, hồ, cửa sông suối và khe núi.

Quá trình hình thành Đá Trầm Tích

Đá trầm tích chủ yếu được hình thành bởi các quá trình sau, do sự phong hóa của nền đá và sự lắng đọng trên các đá trầm tích cơ học, do sự tích tụ của nước, gió và băng và sự kết dính của các hạt trầm tích, trầm tích hình thành do hoạt động có nguồn gốc sinh học 

Có bốn giai đoạn hình thành đá trầm tích

Bốn giai đoạn của quá trình hình thành đá trầm tích cơ học là (1) phong hóa hoặc xói mòn do tác động của sóng nước hoặc gió, (2) vận chuyển trầm tích theo dòng nước hoặc gió, (3) trầm tích và lắng đọng. (4) Khi các trầm tích được lắng đọng và nén lại tạo thành đá trầm tích. Ngoài ra, quá trình hình thành của chúng là xuyên suốt chiều dài của lịch sử trái đất.

Đặc điểm cấu tạo Đá Trầm Tích

Đá trầm tích có cấu tạo phân lớp và chúng được hình thành nên từ ba thành phần chính gồm: khoáng vật có trước khi tạo nên trầm tích, khoáng vật tạo thành ở giai đoạn hình thành đá. Căn cứ vào các di tích hữu cơ mà các nhà thạch học có thể xác định được độ tuổi của đá trầm tích. 

Loại đá này có độ bền cao với thời gian

Bởi vì có tính chất hữu cơ và được hình thành từ nhiều loại đá khác nhau như cát sỏi, đất sét và tương tự, đá trầm tích có độ bền chắc và độ cứng rất cao khi có thể chịu nhiệt tốt, khó trầy xước, chịu acid, không bay màu và có hoạ tiết bắt mắt tuỳ phiến đá.

Phân loại các loại Đá Trầm tích

Đá Trầm Tích cơ học

Đây là loại đá có thành phần khoáng vật đa dạng và được hình thành từ sản phẩm phong hoá từ nhiều loại đá khác nhau. Hình dáng của chúng có thể ở dạng phân tán như sỏi, đất sét hoặc là các hạt rời có thể được kết dính với nhau bằng chất kết dính tự nhiên như đá sa thạch, đá cuội. 

Đá trầm tích cơ học

Vì đá trầm tích cơ học được phân loại theo tỷ lệ riêng của chúng, nên những loại đá này có nhiều tên gọi khác nhau.  

Đá Trầm Tích hóa học

Loại hoá học thường có kích thước nhỏ

Loại đá này được hình thành bởi các chất hòa tan trong nước, lắng đọng và sau đó được kết tủa lại. Các hạt đá trầm tích hóa học thường có kích thước nhỏ, thành phần khoáng vật không phức tạp như đá trầm tích cơ học. 

Đá Trầm Tích hữu cơ

Đá vôi thường được ứng dụng trong hồ thuỷ sinh

 

Được hình thành từ sự tích tụ các xác động thực vật thủy sinh vô cơ. Các loại đá dễ nhận biết là đá vôi, đá phấn, đá vôi vỏ, đất tảo cát và đá trepen.

Ứng dụng của Đá Trầm Tích trong đời sống hiện nay

Đá trầm tích hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng như:

Ứng dụng trong nghệ thuật 

Đá trầm tích có thể ứng dụng trong nghệ thuật

Với đá hoa, loại đá biến chất từ đá vôi và có những đường vân tinh xảo, đẹp mắt nhất. Chúng thường được dùng để xây dựng bể thuỷ sinh, hòn non bộ hoặc những phiến đá trang trí đẹp mắt.

Ứng dụng trong kiến trúc

Vì các loại đá này có độ cứng chắc rất cao nên có thể chịu lực tốt, đá trầm tích thường được sử dụng để lợp bề mặt hoặc làm cột công trình. Có thể dễ dàng thấy đá trầm tích được sử dụng để ốp lát ở khách sạn, nhà ở, văn phòng.

Ứng dụng trong công nghiệp và sứ

Các loại đá trầm tích như đá vôi, đất sét, sứ có thể được khai thác để làm đồ gốm sứ, các loại gạch và xi măng. Vì những loại đá này có giàu khoáng sản, nên chất lượng thành phẩm làm ra rất cao, đáp ứng được tính chống chịu lớn.

Ứng dụng trong năng lượng

Ở những phiến đá trầm tích được khai thác sâu dưới bề mặt trái đất, chúng có thành phần là các địa chất dầu khí và có thể được khai thác để làm nhựa đường, xăng, dầu, và các dạng năng lượng hóa thạch tương tự. 

Ứng dụng trong kinh tế địa chất

Ứng dụng trong năng lượng của loại đá này

Ngoài có ứng dụng trong ngành năng lượng thì đá trầm tích còn có thể tích tụ nhiều loại khoáng vật như chì, kẽm, bạc, đồng, vàng và tung-sen. Các loại đá quý này vừa có giá trị nghệ thuật vừa có thể được khai thác để lấy khoáng sản.

Kết luận

Hiện nay sẽ có rất nhiều loại đá khác nhau cho bạn lựa chọn, để chọn được đơn vị cung cấp đá trầm tích và các loại đá xây dựng chất lượng, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ. Nghiên cứu ở đây xoay quanh các vấn đề như chất lượng sản phẩm, giá cả, chính sách bán hàng và chi phí vận chuyển.Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn đá

Nhìn chung, đá trầm tích có giá thành rẻ nhất trong các loại đá vì lý do dễ khai thác, chúng đa dạng và có thể ứng dụng vào nhiều mặt trong xây dựng, đặc biệt là ngành xây dựng. 

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời